Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Phú Bình

Phu Binh Plastic Group Joint Stock Company

Mô hình holding - “đũa thần” cho thành công của các công ty đa ngành

Mô hình holding (dạng mô hình đầu tư) điển hình của Mỹ,  trong những năm qua đã trở thành xu hướng được nhiều công ty Việt áp dụng thành công. Đây là sự bảo chứng cho sự phù hợp của mô hình này đối với thị trường Việt Nam.

Mô hình công ty holding tạo ra tính chuyên môn hóa cao cho doanh nghiệp. Lợi thế của mô hình này là cho phép các nhà đầu tư khác nhau có thể đầu tư vào các công ty con theo cách thức riêng của họ. Do được tách bạch, độc lập trong việc rót vốn cũng như điều hành nên các công ty thành viên sẽ hoạt động minh bạch, tập trung và hiệu quả hơn đối với mô hình tổng công ty hay tập đoàn.

1. Mô hình holding - Muôn vàn lợi ích cho doanh nghiệp

Holdings là mô hình cơ bản của công ty hoạt động đa ngành và những ngành này phải mang tính bổ trợ nhau. Ưu điểm nổi bật của mô hình holding chính là quyền tự chủ của các công ty con. Holding khác với tập đoàn ở chỗ chỉ đóng vai trò là cổ đông lớn chứ không chỉ định kinh doanh, điều phối hoạt động của công ty con như mô hình tập đoàn hoặc tổng công ty. Do đó, công ty con trực thuộc holding sẽ được tự chủ hơn trực thuộc tập đoàn hoặc tổng công ty.

Trong mô hình công ty holding, công ty mẹ và công ty con hoạt động tương đối độc lập, minh bạch. Về mặt lý thuyết, nếu công ty mẹ hoặc công ty con gặp khó khăn về tài chính thì công ty còn lại cũng không bị ảnh hưởng đáng kể.

Ngoài ra còn một số ưu điểm khác như: lợi ích về thực hiện nghĩa vụ thuế, các vấn đề liên quan đến nhân sự, đòn bẩy tài chính, kiểm soát vốn sở hữu, cơ hội tiếp cận các nguồn vốn, quá trình sáp nhập và hợp nhất các công ty trong tập đoàn trở nên đơn giản và dễ thực hiện hơn, nhưng nổi bật nhất là tính tự chủ trong hoạt động và giao dịch kinh doanh của công ty con với công ty mẹ...

2. Holding - mô hình phát triển phù hợp với kinh tế Việt Nam

Nhiều chuyên gia đánh giá mô hình công ty holding khá phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam, nơi phần lớn các công ty có quy mô vừa, nhỏ, siêu nhỏ. Công ty holding được kỳ vọng sẽ kết nối các doanh nghiệp nhỏ lẻ tạo thành các chuỗi doanh nghiệp cung ứng cho nền kinh tế quốc gia.

Mô hình holding tạo ra cơ hội chia sẻ với các đối tác đầu tư, và khả năng huy động vốn với dự án quan trọng. Tại Việt Nam, một số tên tuổi đã chuyển đổi mô hình hoạt động thành công theo cấu trúc của một công ty holding như: Hoàng Anh Gia Lai, Masan Consumer Holdings, Công ty cổ phần Thế Giới Di Động, Công ty cổ phần Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII), Sơn Kim Investment Holdings...

Tập đoàn Masan hiện đang là cổ đông lớn của Ngân hàng Techcombank, sở hữu mỏ tài nguyên Núi Pháo, nắm cổ phần chi phối ở các công ty tiêu dùng như Vinacafé Biên Hòa, Proconco, Nước khoáng Vĩnh Hảo, Bia Phú Yên, Thực phẩm Cholimex. Cũng tương tự với Tập đoàn Sovico, hiện tại, nhóm các cổ đông có liên quan đến Sovico là những cổ đông chính tại Ngân hàng HDBank, Chứng khoán Phú Gia, Công ty Quản lý Quỹ Tài chính Dầu khí PVFC Capital, Hàng không VietJet Air.

Mặc dù xu hướng các công ty sở hữu tài sản tại Việt Nam còn ở giai đoạn đầu, nhưng có thể thấy, bằng chiến lược mua lại công ty, những holdings này đã tăng trưởng rất nhanh. Nhìn vào danh sách các công ty con mà những holdings này sở hữu sẽ thấy được quy mô tài sản mà họ đang nắm giữ là khá lớn.

Sự thành công của nhiều công ty holding đã cho thấy sự phù hợp của mô hình này tại Việt Nam. Hiện nay, mô hình holding cũng dần được các công ty đa ngành tiếp tục chuyển đổi và áp dụng nhằm tận dụng những điểm ưu việt này.

Tin khác