Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Phú Bình

Phu Binh Plastic Group Joint Stock Company

Nhu cầu graphite tăng cao: cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Nhu cầu sử dụng graphite trong các ngành công nghiệp tiếp tục tăng. Nguồn cung ở một số nước có nguồn cung chính sụt giảm. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam thực hiện những bước tiến mới trong xuất khẩu, đặc biệt là đặt chân vào các thị trường “khó tính” như châu Âu.

1. Ứng dụng của graphite trong các ngành công nghiệp

Graphite là nguyên liệu quan trọng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp luyện kim, hóa chất, cơ khí, thủy tinh để chế tạo các khuôn đúc, nồi nấu kim loại, điện cực và các linh kiện điện. Ngoài ra, các ngành như y học, xử lý môi trường, công nghệ năng lượng và vận tải graphite cũng có ý nghĩa không nhỏ. Graphite chất lượng cao có tiềm năng ứng dụng lớn trong lĩnh vực pin thông thường và pin nhiên liệu.

Graphite duy trì tính chất hóa học nguyên thủy của than chì khả năng kháng acid, chống ăn mòn và tính chất vật lý, nhiệt độ cao 3000 ℃nhiệt độ thấp -204 ℃, cường độ nén lớn hơn 800 kg/Cm2, và chất chống oxy hoá, 450 ℃máy giảm cân 1%, phục hồi, lệ 15-50% (mật độ 1,1-1,5). Graphite đã được sử dụng rộng rãi trong luyện kim, hóa chất, hóa dầu và năng lượng cao vật lý, vũ trụ, thiết bị điện tử.

2. Nhu cầu tăng cao - nguồn cung hạn chế: Cơ hội cho Việt Nam

Mỗi năm, lượng graphite được tiêu thụ trên toàn cầu trị giá hơn 38 triệu USD. Ngành công nghiệp graphite bị chi phối bởi các nhà sản xuất lớn nằm chủ yếu ở Trung Quốc (40% sản lượng graphite tự nhiên trên thế giới), Ấn Độ, Braxin, Mêhicô và Bắc Triều Tiên.

Trung Quốc là nước khai thác graphite lớn nhất thế giới, sản lượng năm 2015 của Trung Quốc là 780.000 tấn, theo Cục địa chất Mỹ. Nhìn chung, sản lượng của Trung Quốc chiếm 65 % cung ứng graphite toàn cầu, nhưng tiêu thụ trong nước chỉ 35%.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc bị sụt giảm nghiêm trọng trong khai thác graphite do tình trạng ô nhiễm không thể kiểm soát ở các địa phương và chiến lược giảm xuất khẩu graphite thô để hậu thuẫn cho ngành công nghiệp trong nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công nghiệp châu Âu, vốn phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên liệu đến từ Trung Quốc.

Theo một báo cáo thị trường “Nghiên cứu thị trường toàn cầu của Graphite về Mảng Pin đến năm 2020” mới đây của Persistence Market Research cho thấy thị trường toàn cầu graphite có thể đạt 17,56 tỷ USD vào 2020. Nhu cầu graphite cho sản xuất cực anode của pin lithum tiếp tục tăng chóng mặt. Do tình trạng cung cấp điện cực hiện nay một số nhà sản xuất điện cực đã biến động giá mạnh với mức tăng là 40% và thậm chí gấp đôi. Tình trạng thiếu hụt này càng trở nên nghiêm trọng trong năm 2018 và dự đoán chỉ có thể được khắc phục từ năm 2019.

Khi thị trường xuất khẩu graphite sụt giảm, trong khi nhu cầu của thị trường châu Âu về nguồn nguyên liệu này vẫn tăng cao chính là cơ hội cho các nước khác có nguồn nguyên liệu Graphite dồi dào. Việt Nam có nguồn trữ về graphite tại một số tỉnh như Yên Bái, Quảng Ngãi,… Mới đây công ty Việt Graphite đã xuất khẩu được lô graphite đầu tiên tới Đức – thị trường nổi tiếng là “khó tính” tại châu Âu. Đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam ký được hợp đồng xuất khẩu mặt hàng này tại đây. Việt Graphite là nhà cung cấp sản phẩm than chì dạng bột tự nhiên lớn nhất tại Việt Nam. Các sản phẩm được khai thác và chế biến tại mỏ than chì lớn nhất Việt Nam với sản lượng lên tới 40,000 tấn mỗi năm. Các sản phẩm than chì lên tới 95.5% carbon với các mẫu kích thước đa dạng như: +50, +80, +100, -100 Mesh. Với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ điều kiện để bước chân được vào ngành xuất khẩu tiềm năng và cạnh tranh tại thị trường châu Âu.

Tin khác